Chủ quyền Phú_Lâm_(đảo)

Cả Việt NamTrung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm. Hiện nay, Trung Quốc đang quản lý hòn đảo này.

  • Tên gọi: đảo Phú Lâm; tiếng Anh: Woody Island; tiếng Pháp: île Boisée; tiếng Trung Quốc: chữ Hán phồn thể:永興島, chữ Hán giản thể:永兴岛, bính âm: Yongxing Dao (Vĩnh Hưng Đảo)
  • Tọa độ: 16°50' vĩ Bắc, 112°19' kinh Đông. Đảo Phú Lâm nằm bên đảo Hòn/Đá Tháp (Rocky Island, cao 50 ft), diện tích lớn hơn Hòn Đá nhưng cao độ thấp hơn rất nhiều.[1]
  • Hình thể: dài 1,7 km, rộng 1,2 km, diện tích 320 acres hay chừng 1,3-2,1 km².[1]

Trước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo này mang số hiệu 48859.Trên đảo còn có Hoàng Sa Tự được cho rằng xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng đảo này. Cùng với đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa), đảo Phú Lâm đã bị quân đồng minh tấn công bằng không quân và hải quân.

Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, vào tháng 6 năm 1946 Hải quân Pháp gửi chiến hạm Savorgnan de Brazza đến chiếm các đảo Hoàng Sa. Vì Chiến tranh Đông Dương bùng nổ dữ dội, vào tháng 9/1946 người Pháp rút quân khỏi Hoàng Sa.

Vào ngày 26 tháng 6 năm 1946, dựa trên Tuyên bố CairoTuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật (đáng lẽ phải làm vào năm 1945). Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng.

Ngày 17 tháng 1 năm 1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa (Pattle Island). Đến tháng 4 năm 1950, sau khi Trung Hoa Dân Quốc chạy ra Đài Loan, quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm và đảo Ba Bình.

Bảy năm sau khi làm chủ được đại lục, chính quyền CHND Trung Hoa mới bí mật cho quân chiếm đóng đảo Phú Lâm vào đêm ngày 20, rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956.

Trên thực tế Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam và bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào năm 1974